Tìm hiểu nghề lập trình viên

Vén màn 6 sự thật ít người biết về nghề lập trình viên

Mục lục

Nghề lập trình viên đã quá hot đặc biệt là trong thời đại 4.0. Vì vậy không quá khó để tìm đọc các bài chia sẻ về lĩnh vực này. Tuy nhiên có một số sự thật về lập trình có lẽ không nhiều người biết.

Hầu hết người học lập trình chỉ tập trung tìm hiểu các kiến thức chuyên môn để học và đi làm. Trước hết mình khẳng định điều này là hoàn toàn tốt. Nhưng khám phá thêm những sự thật ngoài lề cũng mang lại những lợi ích không kém. 

Vì sao ư?

Dừng lại một chút để suy nghĩ nhé. Khi bạn nghe thấy điều gì đó mà bạn chưa biết trước đây, tâm trí bạn bắt đầu nghĩ về nó nhiều hơn. Ngay sau đó, bạn sẽ muốn tìm hiểu thêm về nó phải không nào.

Đó chính xác là những gì mình muốn làm trong bài viết này. Mình sẽ cung cấp cho bạn 10 sự thật thú vị về nghề lập trình viên. Mục đích là để khơi gợi trí tò mò của bạn. Từ đókhiến bạn muốn nghiên cứu thêm và tạo thêm niềm yêu thích để theo đuổi lĩnh vực này. Hoặc ít nhất, để bạn chia sẻ những điều thú vị này về lập trình với bạn bè, đồng nghiệp và gia đình của bạn. Từ đó lan toả và giúp mọi người thấy được sự thú vị của lĩnh vực này.

Nghề lập trình viên là gì?

Nghề lập trình viên là gì

Nghề lập trình viên là một loại nghề nghiệp liên quan đến công nghệ, làm việc với máy tính. Thuật ngữ dùng để chỉ những người xây dựng và phát triển các chương trình cho phần mềm máy tính thông qua sử dụng những ngôn ngữ lập trình.

Một cách dễ hiểu, họ là người tạo ra các ứng dụng như facebook, email,…hay các game bạn đang chơi đấy. Thật ra công việc, sản phẩm mà họ tạo ra có thể nhiều hơn thế rất nhiều. 

10 sự thật ít người biết về nghề lập trình viên và lĩnh vực mã hoá

1. Thật ra ngôn ngữ lập trình Python không được đặt tên theo tên của con rắn

Ngôn ngữ lập trình Python

Mặc dù logo của nó trông giống như đầu một con rắn. Vậy do đâu mà nó lại có cái tên Python? Guido van Rossum – tác giả của nó khi đang triển khai ngôn ngữ lập trình này thì đang đọc các kịch bản đã xuất bản từ Rạp xiếc bay của Monty Python (một loạt phim hài của BBC). Đúng lúc ông ấy đang muốn tìm kiếm một cái tên ngắn gọn, độc đáo và bí ẩn. Vì vậy ông ấy đã quyết định đặt tên cho ngôn ngữ lập trình là Python.

2. Có khoảng 8.500 ngôn ngữ lập trình trên thế giới. Nhưng chỉ hơn một chục ngôn ngữ được sử dụng phổ biến

Có bao nhiêu ngôn ngữ lập trình

Nếu lập trình máy tính là một quốc gia, thì có lẽ nó sẽ là quốc gia có đa dạng ngôn ngữ nhất hiện nay.

3. JavaScript không liên quan gì đến Java

mối quan hệ giữa Java và Javascript

Mặc dù tên của chúng có cùng một từ Java. Thật ra ban đầu JavaScript được gọi là LiveScript. Nhưng sau khi ngôn ngữ lập trình Java trở nên cực kỳ nổi tiếng và phổ biến. Vì lý do thương mại LiveScript được đổi tên thành JavaScript.

4. Lập trình máy tính là công cụ giúp kết thúc Thế chiến II

Lợi ích của lập trình

Alan Turing – nhà toán học vô cùng nổi tiếng sinh ra ở Anh vào ngày 23 tháng 6 năm 1912. Trong cộng đồng khoa học máy tính, ông được công nhận là cha đẻ của khoa học máy tính ngày nay.

Ngoài ra ông còn được biết đến là người giúp kết thúc thế chiến thứ 2. Trong đỉnh điểm của cuộc xung đột quy mô lớn lúc bấy giờ. Alan Turing đã sử dụng các kỹ năng mật mã và toán học của mình để bẻ khóa máy Enigma. Enigma được biết là một loại máy được Đức Quốc xã sử dụng để bảo vệ thông tin liên lạc quân sự của họ.

5. Lập trình viên trẻ nhất là Muhammad Hamza Shahzad 

Lập trình viên trẻ nhất thế giới là ai

Khi chỉ mới 6 tuổi Muhammad Hamza Shahzad đã trở thành Chuyên gia Microsoft. Trong một bài kiểm tra liên quan đến phần mềm của Microsoft, Muhamed đã đạt 757 điểm.  Trong khi yêu cầu để đạt được chứng chỉ chỉ 700.

6. Ctrl C, Ctrl V, và Ctrl-Z đã cứu được nhiều mạng người

Trong giới phát triển phần mềm, những phím tắt này chính là cứu cánh của hầu hết các anh em lập trình viên. Trong đó phím tắt ctrl C và ctrl V có chức năng sao chép. Còn phím tắt ctrl Z giúp bạn hoàn tác lại thao tác trước đó. 

Trong thực tế, số lượng mã “được” sao chép lớn gấp hàng trăm lần so với mã đã được gõ. Còn Ctrl-Z  thì được xem như là cỗ máy thời gian của Doraemon. Vi diệu quá phải không nào.

7. Gốc là ở trên cùng của cây

Nghe nghịch lý quá phải không nào. Nhưng trong lập trình thì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra cả đấy. Vì sao lại nói gốc ở trên cùng của cây. Vì trong sơ đồ cây trong lập trình, các phần tử đầu tiên và trên cùng của cây là Gốc (Rễ) đấy. Chà!

8. Virus máy tính đầu tiên được tạo ra vào năm 1982 bởi một đứa trẻ 15 tuổi

Năm 1982, Richard Skrenta là một cậu học sinh lớp 9 tinh nghịch và rất thông minh. Cậu bé Richard có một chiếc Apple II. Skrenta cho biết: “Em nảy sinh ý tưởng để lại một chút phần thừa trên hệ điều hành của chiếc Apple II tại trường. Nếu người sử dụng kế tiếp không thực hiện lệnh clean reboot trên các loại đĩa của mình, những chiếc đĩa đó sẽ bị dòng code em để lại xâm nhập”.

Skrenta chỉ mất 2 tuần để viết xong “phần thừa” đó trên một hợp ngữ. Anh gọi chương trình đó là Elk Cloner. Elk Cloner là cái ngày nay chúng ta biết đến như một loại virus “boot sector”. 

Cách thức lây nhiễm của nó như sau: Khi một chiếc đĩa chưa bị nhiễm virus được cắm vào một máy tính đã bị nhiễm virus. Chiếc máy tính này sẽ lây virus cho chiếc đĩa mềm, cụ thể là nó sẽ tạo ra một bản sao của Elk Cloner trên phần boot của chiếc đĩa mềm, dòng code này sẽ chạy tự động trên phần boot. Khi một học sinh cắm bất cứ chiếc đĩa mềm bị nhiễm virus nào vào một máy tính khác. Và khởi động máy tính với chiếc đĩa mềm nhiễm virus, máy tính sẽ bị nhiễm virus với một bản sao của Elk Cloner.

9. Ban đầu vi rút máy tính được thiết kế không có bất kỳ mục đích gây hại nào

Năm 1983, Fred Cohen, người được biết đến nhiều nhất với tư cách là người phát minh ra kỹ thuật phòng chống virus máy tính , đã thiết kế một ứng dụng ký sinh có thể ‘lây nhiễm’ máy tính. Anh định nghĩa nó là virus máy tính .

Virus này có thể chiếm giữ máy tính, tạo bản sao của chính nó và lây lan từ máy này sang máy khác thông qua đĩa mềm. Bản thân virus này rất lành tính và chỉ được tạo ra để chứng minh rằng nó có thể xảy ra.

Sau đó, ông đã tạo ra một loại virus tích cực được gọi là virus nén. Virus này có thể được viết để tìm các tệp thực thi không bị nhiễm, nén chúng theo sự cho phép của người dùng và tự gắn vào chúng.

10. Lập trình và mã hóa (code) không giống nhau

Một coder được hướng dẫn rõ ràng về những gì nên làm và những gì cần phải hoàn thành. Nhìn chung công việc của họ chỉ là viết mã. Nhưng là một lập trình viên, bạn phải có khả năng hình dung ra một loạt các giải pháp cho một vấn đề trước khi bạn bắt đầu viết mã. Có thể nói, một lập trình viên là một coder. Nhưng một coder chưa hẳn là một lập trình viên.

Ban đầu chỉ tính chia sẻ 10 sự thật tròn trĩnh, không hơn không kém. Nhưng tới đây “tột” ra thêm một sự thật “rùng rợn” không kém nên mình chia sẻ nốt luôn nhé. Đó là làm trong cái nghề này, đôi khi bạn phải chấp nhận việc “gi*t con cái của mình nếu nó không còn cần thiết”. Nghe thật độc ác lắm phải không, nhưng đó là sự thật đấy. Khi bạn tạo ra một sản phẩm mà nếu nó không còn giá trị hay không thực hiện được nhiệm vụ được giao thì đó chính là lúc bạn buộc phải “ra tay thủ tiêu” thôi.

Kết luận về sự thật của cái nghề lập trình viên 

Cũng như bất cứ ngành nghề nào, nghề lập trình viên cũng ẩn chứa trong nó rất nhiều điểu thú vị. Nó không hề khô khan như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu có cơ hội được “trầm mình” trong nó hẳn chúng ta sẽ còn khai mở ra khối thứ thú vị khác. 

Việc tìm hiểu và cho phép bản thân khám phá hơn về ngành nghề cũng là “liều thuốc” để giúp chúng ta yêu quý nghề nghiệp hơn. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả và năng suất làm việc.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *